Người nhập cư có quyền nộp đơn xin nhập tịch tại các văn phòng xuất nhập cảnh địa phương (☎1345) khi họ đáp ứng các điều kiện sau.
Các yêu cầu sau đây phải được thỏa mãn. Người nộp đơn nên tham khảo ý kiến của các nhân viên nhập tịch để được tư vấn, sau đó cẩn thận chuẩn bị tài liệu cần thiết.
① Người nộp đơn lưu trú tại Hàn Quốc từ năm năm trở lên.
② Người nộp đơn có cha hoặc mẹ là một công dân Hàn Quốc hoặc cha mẹ của người nộp đơn sinh ra tại Hàn Quốc, lưu trú tại Hàn Quốc từ ba năm trở lên.
③ Người nộp đơn đã lưu trú liên tục tại Hàn Quốc từ 2 năm trở lên trong khi kết hôn với một người Hàn Quốc
④ Cha hoặc mẹ của người nộp đơn là một công dân Hàn Quốc.
※ Khi cha hoặc mẹ của một người nộp đơn được phép nhập tịch Hàn Quốc, người nộp đơn có thể nộp đơn xin nhập tịch đặc biệt bất kể tuổi tác, tình trạng hôn nhân và thời gian lưu trú của họ.
⑤ Người nộp đơn đã có những đóng góp đặc biệt cho Hàn Quốc.
① Người nhập cư theo diện kết hôn đã lưu trú liên tục tại Hàn Quốc từ 2 năm trở lên sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký người nước ngoài
② Người nhập cư theo diện kết hôn đã lưu trú liên tục tại Hàn Quốc từ 1 năm trở lên trong khi kết hôn từ 3 năm trở lên.
③ Người nhập cư theo diện kết hôn đã duy trì cư trú tại Hàn Quốc từ 2 năm trở lên, nhưng không thể duy trì cuộc hôn nhân do vợ/chồng người Hàn Quốc bị chết hoặc mất tích hoặc vì những nguyên nhân khác không phải do người nhập cư.
④ Người nhập cư theo diện kết hôn nuôi hoặc được yêu cầu nuôi con nhỏ sinh ra từ cuộc hôn nhân với một người Hàn Quốc.
① Đơn Xin Nhập Tịch và Tài Liệu
-Đơn xin nhập tịch phải được nộp tại văn phòng Dịch Vụ Xuất Nhập Cảnh Hàn Quốc, văn phòng này chịu trách nhiệm về các thủ tục nhập tịch. Vợ/chồng người Hàn Quốc cũng được yêu cầu đến văn phòng xuất nhập cảnh địa phương để nộp đơn.
② Phê Duyệt Nhập Tịch
Sau khi nhận được thông báo nhập tịch từ Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp, người nhập cư phải đăng ký mối quan hệ gia đình của mình, từ bỏ quốc tịch gốc, đăng ký nơi cư trú của mình và trả lại thẻ đăng ký người nước ngoài.
③ Kiểm Tra Trình Độ Chuyên Môn và Phỏng Vấn
• Người nộp đơn phải trải qua các kỳ thi viết và thực địa cũng như phỏng vấn. Quá trình này thường mất trên một năm.
• Vì thông báo thường được chuyển cho người nộp đơn trong vòng 2 đến 4 tuần trước khi có cuộc phỏng vấn, người nộp đơn phải báo cáo thay đổi nơi cư trú cho văn phòng Dịch Vụ Xuất Nhập Cảnh Hàn Quốc địa phương nếu họ đã chuyển đến nơi cư trú mới sau khi nộp đơn.
• Người nhập cư theo diện kết hôn được miễn bài kiểm tra viết. Họ sẽ được phỏng vấn để kiểm tra trình độ tiếng Hàn và kiến thức cơ bản để được nhận quốc tịch Hàn Quốc.
• Người nộp đơn không qua được cuộc phỏng vấn đầu tiên sẽ có thêm hai cơ hội phỏng vấn bổ sung.
④ Đăng Ký Mối Quan Hệ Gia Đình
• Người nhập cư theo diện kết hôn sẽ phải đăng ký các mối quan hệ gia đình của họ tại các cơ quan hành chính với chính quyền (tòa thị chính, trụ sở huyện hoặc trụ sở thị trấn) trong vòng một tháng sau khi nhận được thông báo nhập tịch.
• Thông báo nhập tịch và thẻ đăng ký người nước ngoài được yêu cầu để đăng ký các mối quan hệ gia đình của họ.
⑤ Từ bỏ Quyền Công Dân Nước Ngoài
• Người nhập cư phải từ bỏ quyền công dân nước ngoài của họ tại đại sứ quán nước nhà của họ trong vòng một năm sau khi họ được chấp thuận cho nhập tịch. Sau đó, họ phải gửi giấy chứng nhận từ bỏ được cấp bởi đại sứ quán cho Dịch Vụ Xuất Nhập Cảnh Hàn Quốc để nhận được giấy chứng nhận từ bỏ quyền công dân nước ngoài.
• Nếu người nhập cư không có được giấy chứng nhận từ bỏ của họ trong thời gian quy định, khi đó quyền công dân Hàn Quốc của họ sẽ tự động bị hủy bỏ.
• Khi một người nhập cư không thể có được giấy chứng nhận từ bỏ vì không có đại sứ quán cho nước nhà của họ hoặc giấy chứng nhận từ bỏ không thể được cấp theo quy định của pháp luật nước nhà, người nhập cư sẽ gửi cam kết từ bỏ quyền công dân nước ngoài và nhận được giấy chứng nhận từ bỏ tạm thời để báo cáo đăng ký cư trú.
⑥ Trả Lại Thẻ Đăng Ký Người Nước Ngoài
• Người nộp đơn phải trả lại thẻ đăng ký người nước ngoài cho văn phòng Dịch Vụ Xuất Nhập Cảnh Hàn Quốc địa phương cùng với thông báo nhập tịch, giấy chứng nhận mối quan hệ gia đình và thẻ đăng ký cư trú của họ trong vòng 14 ngày sau khi đăng ký cư trú.
⑦ Đăng Ký Cư Trú
• Người nộp đơn phải mang thư thông báo cho phép nhập tịch, các giấy chứng nhận cơ bản và giấy chứng nhận từ bỏ quyền công dân nước ngoài để nộp đơn xin đăng ký cư trú và nhận được thẻ đăng ký cư trú tại các cơ quan hành chính địa phương.
• Cấp lại thẻ đăng ký cư trú: Khi thẻ đăng ký cư trú bị mất, nó có thể được cấp lại sau khi gửi đơn xin cấp lại và một ảnh chứng minh thư (ảnh 3 cm x 4 cm được chụp trong vòng sáu tháng qua) đến một cơ quan hành chính địa phương.
• Thay đổi địa điểm: Người nhập cư phải báo cáo địa chỉ mới của mình cho cơ quan hành chính địa phương trong vòng 14 ngày sau khi chuyển
Sau khi được nhập tịch và hoàn tất quá trình đăng ký cư trú, người nhập cư đủ điều kiện để nhận được một thẻ đăng ký cư trú. Thẻ đăng ký cư trú là thẻ nhận dạng để xác minh quyền công dân tại Hàn Quốc. Nó được yêu cầu để nhận dạng trong báo cáo hành chính, cấp tài liệu công và sử dụng các dịch vụ hành chính. Không được giao thẻ đăng ký cư trú và bộc lộ số đăng ký cư trú cho người khác, vì làm như vậy có nhiều khả năng sẽ khiến người nhập cư dễ trở thành nạn nhân của bọn tội phạm và hành vi đánh cắp nhận dạng.
※ Đăng ký cư trú có thể được hủy bỏ nếu cư dân tương ứng bị phát hiện thấy sống ở một nơi khác.
Người nhập cư theo diện kết hôn có thể bị chấm dứt thường trú trong bất kỳ trường hợp nào sau đây.
Người nhập cư theo diện kết hôn không nhập cảnh lại vào Hàn Quốc trong thời gian nhập cảnh lại được cho phép.
Người nhập cư theo diện kết hôn phạm tội liên quan đến cuộc nổi loạn hoặc mối đe dọa cho an ninh quốc gia.
Người nhập cư theo diện kết hôn phạm tội giết người, cướp của, buôn bán ma túy, vi phạm Luật An Ninh Quốc Gia, hiếp dâm, bạo lực tình dục hoặc quấy rối tình dục.
Người nhập cư theo diện kết hôn đã được thường trú bằng cách sử dụng một phương pháp sai trái hoặc bất hợp pháp.
Người nhập cư theo diện kết hôn tham gia vào một cuộc hôn nhân giả.
Người nhập cư theo diện kết hôn nhập cảnh vào Hàn Quốc bằng cách sử dụng hộ chiếu giả hoặc hộ chiếu của người khác.
※ Hôn nhân giả đề cập đến việc đăng ký kết hôn mà không có mục đích xác thực để tạo thành một cuộc hôn nhân, hành vi này phải chịu hình phạt hình sự. Tuy nhiên, hôn nhân giả không thể được cấu thành nếu vợ/chồng người Hàn Quốc trả tiền cho các dịch vụ mai mối.
Đối với các trường hợp sau đây nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì có thể đăng kí nhập quốc tịch tại phòng xuất nhập cảnh phụ trách nơi cư trú (☎1345).
Cần lưu ý là dù có nằm trong các đối tượng dưới đây nhưng vẫn cần phải đáp ứng các điều kiện cụ thể nên trong trường hợp đăng kí nhập quốc tịch thì phải đến xin tư vấn từ các nhân viên phụ trách nhập quốc tịch rồi mới chuẩn bị hồ sơ một cách kĩ càng.
① Người cư trú tại Hàn trên 5 năm
② Người có bố hoặc mẹ là người Hàn Quốc hoặc người sinh ra và cư trú tại Hàn Quốc trên 3 năm liên tục, và có bố mẹ sinh ra tại Hàn Quốc.
③ Người kết hôn với người Hàn và cư trú liên tục trên 2 năm tại Hàn
④ Người có cha hoặc mẹ là người Hàn Quốc
※ Trường hợp bố mẹ cho phép nhập quốc tịch thì có thể xin đăng kí nhập quốc tịch đặc biệt mà không cần các điều kiện về thời gian cư trú tại Hàn, quan hệ hôn nhân và không phân biệt tuổi tác.
⑤ Trường hợp là đặc phái viên đặc biệt tại Hàn
① Người nhập cảnh và sau khi đăng kí người nước ngoài cư trú hợp pháp trên 2 năm liên tục tại Hàn
② Trường hợp thời gian kết hôn với người Hàn trên 3 năm và cư trú liên tục tại Hàn trên 1 năm
③ Người kết hôn với người Hàn nhưng do vợ hoặc chồng người Hàn bị chết hoặc mất tích mà bản thân người đó không phải chịu trách nhiệm về pháp lí mà không thể sống cuộc sống hôn nhân cùng chồng hoặc vợ người Hàn một cách bình thường và cư trú tại Hàn trên 2 năm.
④ Người kết hôn với người Hàn và phải nuôi dưỡng con nhỏ sinh ra tại Hàn
Người nhập cư theo diện kết hôn có quyền cư trú lâu dài bằng cách nộp đơn xin thay đổi tình trạng nếu họ đã lưu trú tại Hàn Quốc trong ít nhất hai năm và đáp ứng các điều kiện sau đây.
Người nộp đơn duy trì mối quan hệ hôn nhân với vợ/chồng người Hàn Quốc. Vợ/chồng người Hàn Quốc qua đời hoặc bị tòa án tuyên bố mất tích. Người nộp đơn ly dị hoặc ly thân với vợ/chồng người Hàn Quốc vì một lý do được xác minh là không do người nộp đơn. Người nộp đơn nuôi con nhỏ được sinh ra từ cuộc hôn nhân với vợ/chồng người Hàn Quốc, bất kể ly hôn hay ly thân.
(2) Giấy Tờ Cần Thiết để Nộp Đơn Xin Thường Trú
Đơn xin thay đổi trạng thái lưu trú (F-2 → F-5)
Hộ chiếu hoặc giấy chứng nhận đăng ký người nước ngoài
Giấy chứng nhận quan hệ gia đình và bản sao đăng ký thường trú của vợ/chồng người Hàn Quốc
※ Khi vợ/chồng người Hàn Quốc mất tích hoặc chết, yêu cầu tuyên bố mất tích của tòa án hoặc giấy chứng tử. Khi người nộp đơn ly dị hoặc ly thân với vợ/chồng người Hàn Quốc, yêu cầu một phán quyết bằng văn bản của tòa án xác định rằng việc ly hôn hay ly thân là do vợ/chồng người Hàn Quốc.
Tài liệu xác minh quyền sở hữu tài sản (bất kỳ tài liệu nào sau đây)
- Giấy chứng nhận gửi tiền để xác minh rằng người nộp đơn hoặc thành viên gia đình của họ có từ 30 triệu won trở lên trong tài khoản ngân hàng
- Bản sao đăng ký bất động sản hoặc hợp đồng thuê nhà
- Tài liệu xác minh dòng thu nhập ổn định, chẳng hạn như giấy chứng nhận tuyển dụng của người nhập cư theo diện kết hôn hoặc vợ/chồng
Giấy chứng nhận hồ sơ hình sự cấp bởi một cơ quan của nhà nước
Điểm Kiểm Tra Trình Độ Tiếng Hàn (TOPIK) hoặc giấy chứng nhận hoàn thành Chương Trình Nhập Cư và Hội Nhập của Hàn Quốc (KIIP) được yêu cầu đối với một số người nhập cư theo diện kết hôn chọn lọc hoặc con nhỏ của họ
Phí xử lý là 50.000 won
Người nhập cư theo diện kết hôn không bắt buộc phải từ bỏ quốc tịch ban đầu của họ. Người nhập cư theo diện kết hôn có quyền ở lại Hàn Quốc lâu dài, ngay cả sau khi ly hôn với vợ/chồng người Hàn Quốc. Người nhập cư theo diện kết hôn có quyền bỏ phiếu cho các cuộc bầu cử ở cấp tỉnh ba năm sau khi được thường trú. Người nhập cư theo diện kết hôn không phải xin thị thực tái nhập cảnh khi họ nhập cảnh lại vào Hàn Quốc trong vòng một năm sau khi ra đi.
Những trường hợp phát sinh như dưới đây người nước ngoài phải có nghĩa vụ trình báo, trường hợp vi phạm sẽ phải nộp phạt và có thể gặp những bất lợi cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi lưu trú nên cần hết sức lưu ý.
Trường hợp người nước ngoài đăng kí người nước ngoài khi phát sinh những vấn đề sau thì kể từ ngày phát sinh trong vòng 14 ngày phải đến phòng quản lí xuất nhập cảnh (☎1345) để trình báo thay đổi các nội dung đăng kí người nước ngoài.
Nội dung cần khai báo
- Trường hợp thay đổi quốc tịch, ngày tháng năm sinh, giới tính, họ tên.
- Trường hợp thay đổi số hộ chiếu, ngày cấp, thời gian hiệu lực của hộ chiếu
- Trường hợp thay đổi tên cơ quan, tổ chức công tác của người nước ngoài
① Bản khai báo thay đổi nội dung đăng kí người nước ngoài
② Giấy đăng kí người nước ngoài và hộ chiếu
③ Hồ sơ kiểm chứng nội dung thay đổi
④ Bản khai báo thay đổi địa điểm lưu trú
⑤ Giấy đăng kí người nước ngoài và hộ chiếu
Đối tượng đã đăng kí người nước ngoài nhưng do các lí do như chuyển nhà mà phải thay đổi địa điểm lưu trú thì kể từ ngày chuyển nhà sang nơi mới trong vòng 14 ngày phải tiến hành khai báo tại tỉnh ủy Bucheon (☎032-320-3000) hoặc phòng quản lí xuất nhập cảnh phụ trách địa điểm cư trú mới(☎1345).
Trường hợp người nước ngoài lưu trú dài hạn trên 90 ngày trong thời gian lưu trú có xuất cảnh rồi lại nhập cảnh thì phải đến phòng quản lí xuất nhập cảnh (☎1345) để xin giấy phép tái nhập cảnh.
Trường hợp xuất cảnh trong ngày thì có thể được cấp phép tái nhập cảnh ít lần mà không cần giấy lưu trú tại cảng hoặc sân bay. Trường hợp chưa có giấy cho phép tái nhập cảnh mà xuất cảnh mà không nhập cảnh lại trong thời gian tái nhập cảnh cho phép thì sẽ bị tước bỏ tư cách lưu trú nên cần hết sức lưu ý.
(2) Phân loạiÍt lần: trong 1 năm có thể tái nhập cảnh 1 lần Nhiều lần: trong 2 năm có thể tái nhập cảnh trên 2 lần
(3) Giấy tờ cần thiết
① Giấy đăng kí xin cấp phép tái nhập cảnh.
② Giấy đăng kí người nước ngoài và hộ chiếu (Trường hợp đã đăng kí người nước ngoài)
③ Hồ sơ đính kèm theo từng tư cách lưu trú
④ Lệ phí : ít lần : 30.000 won, nhiều lần: 50.000won
Để nhằm tạo điều kiện lưu trú và xuất nhập cảnh cho đối tượng người kết hôn với người Hàn Quốc, chế độ tái nhập cảnh đã được thi hành và cải tiến. Theo đó khi đăng kí cấp phép lưu trú hoặc đăng kí người nước ngoài..vv họ có thể đến văn phòng xuất nhập cảnh và sẽ được cấp giấy phép tái nhập cảnh nhiều lần. Thời hạn tái nhập cảnh nhiều lần tối đa là 2 năm và được miễn phí đăng kí ( 50.000won)
Đối với đối tượng người nước ngoài lưu trú dài hạn trên 90 ngày (Trường hợp lưu trú ngắn hạn dưới 90 ngày không được phép đăng kí) đang thực hiện tư cách lưu trú hiện tại nhưng đồng thời tiến hành hoạt động liên quan đến tư cách lưu trú khác thì trước khi thực hiện hoạt động với tư cách lưu trú khác thì bắt buộc phải đến văn phòng quản lí xuất nhập cảnh (☎1345) để xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú
Trường hợp người nước ngoài mang visa du học sinh ( D-2) vừa học tập vừa làm thêm theo giờ (S-3) Trường hợp nhà truyền giáo lưu trú với tư cách tôn giáo đồng thời tiến hành giảng dạy tại trường đại học ( E-1)
(2) Giấy tờ cần thiết
① Bản đăng kí xin cấp phép thay đổi tư cách lưu trú.
② Giấy đăng kí người nước ngoài và hộ chiếu (Trường hợp đã đăng kí người nước ngoài)
③ Hồ sơ đính kèm theo từng tư cách lưu trú
④ Lệ phí: 50.000won ( Trường hợp đăng kí làm việc theo giờ D-2 và F-2 thì phí đăng kí là 30,000 won)
Trường hợp người nước ngoài lưu trú tại Hàn Quốc nhưng kết thúc hoạt động đã đăng kí trong tư cách lưu trú hiện tại và chuyển sang t hoạt động khác tương ứng với tư cách lưu trú mới thì trước khi bắt đầu hoạt động dưới hình thức lưu trú mới phải đến văn phòng quản lí xuất nhập cảnh (☎1345) để được cấp phép.
Trường hợp người nước ngoài đến Hàn Quốc với mục đích đầu tư theo visa ngắn hạn (C-2) là (D-8) Trường hợp nghiên cứu sinh sau khi sang học ngôn ngữ ( D-4) học chuyển tiếp lên đại học ( D-2) Trường hợp người nước ngoài mang tư cách lưu trú khác tại Hàn Quốc nhưng kết hôn với người Hàn Quốc (F-2)
(2) Giấy tờ cần thiết
① Giấy đăng kí cấp phép thay đổi tư cách lưu trú
② Giấy đăng kí người nước ngoài và hộ chiếu (Trường hợp đã đăng kí người nước ngoài)
③ Hồ sơ đính kèm theo tư cách lưu trú
④ Lệ phí 50.000won
Khi người nước ngoài đã hết thời gian lưu trú nhưng vẫn muốn lưu trú thêm tại Hàn Quốc thì trước ngày hết hạn lưu trú 2 tháng phải đến đăng kí gia hạn lưu trú tại văn phòng quản lí xuất nhập cảnh (☎1345).Nếu đã quá ngày hết hạn lưu trú mới đến xin gia hạn thì phải chịu phí phạt. Thủ tục gia hạn thì có thể gói gọn trong việc tiếp nhận đơn xin gia hạn thời gian lưu trú kể từ ngày mãn hạn lưu trú, tuy nhiên cần chú ý rằng nếu đăng kí quá sát ngày hết hạn dẫn đến việc trong thời hạn lưu trú cho phép trước đó người nước ngoài vẫn chưa nhận được giấy phép gia hạn thì kể từ ngày lưu trú chưa được cấp phép sẽ coi là lưu trú bất hợp pháp, trong trường hợp này có thể gây những bất lợi ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân người nước ngoài nên cần hết sức lưu ý.
(2) Giấy tờ cần thiết
① Đơn đăng kí cấp phép gia hạn thời gian lưu trú
② Giấy đăng kí người nước ngoài và hộ chiếu (Trường hợp đã đăng kí người nước ngoài)
③ Hồ sơ đính kèm theo tư cách lưu trú
④ Lệ phí : 30,000won
Cần phải đính kèm các tài liệu sau đây vào các tài liệu đã nêu trên.
- Chứng Nhận Quan Hệ Gia Đình của vợ/chồng người Hàn Quốc
- Bản sao Đăng Ký Thường Trú của Vợ/Chồng người Hàn Quốc
Nếu một người nhập cư theo diện kết hôn ly hôn theo thỏa thuận vì sự đối xử không công bằng của vợ/chồng người Hàn Quốc của mình, khi đó ly hôn không phải do một bên cụ thể rõ ràng. Trong trường hợp như vậy, thị thực có thể được gia hạn. Vì vậy, người nhập cư nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia.
Trong quá trình một vụ ly hôn được nộp bởi một người nhập cư theo diện kết hôn, thị thực lưu trú được gia hạn mỗi ba tháng. Khi vợ/chồng người Hàn Quốc ngược đãi người nhập cư hoặc rút giới thiệu cá nhân để sự giới thiệu không thể có được từ vợ/chồng, người nhập cư có thể nhận được các dịch vụ tư vấn từ các trung tâm dịch vụ nhập cư tại địa phương, các cơ sở hỗ trợ dành cho phụ nữ và các trung tâm gia đình đa văn hóa.
Việc đăng kí và cấp phép cho đối tượng người nước ngoài được tiến hành tại phòng quản lí xuất nhập cảnh phụ trách khu vực cư trú.
Phòng quản lí xuất nhập cảnh thuộc Bộ Tư pháp : ☎1345, http://www.immigration.go.kr Văn phòng quản lí xuất nhập cảnh Incheon : ☎032-890-6300, Hang-dong,Jung-gu,Incheon Metropolitan City
Phòng quản lí xuất nhập cảnh thuộc Bộ Tư pháp đảm nhiệm công tác như gia hạn visa, thay đổi tư cách lưu trú, cấp phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú, thay đổi địa điểm công tác, xác nhận tư cách lưu trú, gia hạn thời gian lưu trú, giấy phép tái nhập cảnh, đăng kí người nước ngoài, xác nhận đối tượng tị nạn..vv ngoài ra văn phòng còn đảm trách nhiệm việc bắt giữ và trục xuất các đối tượng người nước ngoài lưu trú quá thời hạn.
(1) Đăng kí người nước ngoài và việc lưu trú người nước ngoàiThời gian lưu trú được phân loại thành 3 loại: lưu trú ngắn hạn dưới 90 ngày , lưu trú dài hạn trên 90 ngày và lưu trú vĩnh viễn. Trường hợp lưu trú dài hạn hoặc lưu trú vĩnh viễn thì kể từ ngày nhập cảnh trong vòng 90 ngày phải đăng kí người nước ngoài và khai báo tạm trú trong nước.
(2) Phương thức nhận giấy chứng nhận người nước ngoàiViệc nhận giấy chứng nhận người nước ngoài có thể được tiến hành khác nhau tùy theo các văn phòng phụ trách, người đăng kí có thể trực tiếp đến nhận tại văn phòng sau từ 7~10 ngày kể từ ngày đăng kí hoặc xin đăng kí dịch vụ gửi qua chuyển phát và trả trước cước phí là 3000won thì sẽ nhận được thông qua chuyển phát đến địa điểm lưu trú.